Căn bệnh sùi mào gà là do virus human papilloma virus (HPV) gây ra, làm nhiễm trùng nặng nề ở cơ quan sinh dục và nhiều biến chứng nguy h...


Căn bệnh sùi mào gà là do virus human papilloma virus (HPV) gây ra, làm nhiễm trùng nặng nề ở cơ quan sinh dục và nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không được chữa trị. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị nên chữa bệnh sùi mào gà chủ yếu là điều trị theo triệu chứng, tránh tái phát và ức chế virus không có cơ hội tái hoạt động và gây bệnh. Vậy cụ thể hiện nay chữa bệnh sùi mào gà bằng các phương pháp nào? Để nắm rõ hãy tham khảo các thông tin được cung cấp sau đây.
Các phương pháp điều trị sùi mào gà hiện nay
Như mọi người cũng biết sùi mào gà là căn bệnh xã hội, lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Một vài trường hợp khác là do lây nhiễm từ mẹ sang con, lây nhiễm gián tiếp với mầm bệnh qua đồ dùng trung gian. Khi mắc nhiễm bệnh sẽ thấy xuất hiện các nốt u nhú, sẩn màu đỏ hoặc trắng có cuống ở cơ quan sinh dục và một số nơi có mầm bệnh. Sau một thời gian, u nhú sẽ mở rộng và tạo thành các mảng lớn trông như hoa súp lơ hay mào gà. Sùi mào gà nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ có xu hướng chuyển biến thành ung thư và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
Theo các bác sĩ bệnh xã hội cho biết, có rất nhiều phương án điều trị sùi mào gà, tùy vào mức độ, thể trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể và phù hợp, có thể nêu qua một số giải pháp:


-Dùng thuốc chấm và thuốc kháng sinh: Mặc dù hiện nay chưa có thuốc đặc trị, song vẫn phải có thuốc điều trị thay thế, để kìm hãm và ức chế virus mở rộng. Bên cạnh đó sẽ dùng một số loại thuốc hay dung dịch như Axid trichloaxetic 80-90% để làm rụng các nốt sùi. Thuốc sử dụng phải được chỉ định và có hướng dẫn của bác sĩ.
- Đốt sùi mào gà bằng lazer, đốt lạnh ni tơ hoạt đốt điện: Mỗi một phương pháp lại có ưu điểm ruieenh như: với phương pháp đốt lazer sẽ loại bỏ sùi trên da, khó tái phát, song phục hồi là hơi chậm; đốt điện thì đơn giản hơn và hiệu quả cũng thấy khó rõ, nó có thể giúp loại trử thể sùi khô một cách triệu để, song phương pháp này đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao; phương pháp áp lạnh nitơ lỏng sẽ giúp loại bỏ tế bào da bị tổn thương hoặc bị phù nề mà không để loại sẹo, tuy nhiên chỉ giúp điều trị khỏi khoảng hơn 70%
Các phương pháp trên chủ yếu áp dụng cho những trường hợp chỉ xuất hiện sùi và chưa có biến chứng xảy ra. Ở các trương hợp đã có biến chứng và xuất hiện ung thư thì sẽ điều trị tập trung theo hướng điều trị ung thư như:
- Xạ trị: Là dùng chùm tia phóng xạ nhắm vào trí trí của khối u để phá hỏng DNA, chống sự sản sinh của khối u
- Hóa trị: Sử dụng các thuốc chống ung thư, và giống như xạ trị, sẽ hủy diệt các tế bào ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của chúng. Tùy vào mỗi trường hợp mà các bác sĩ sẽ quy định liệu trình kéo dài trong bao lâu?
- Điều trị kết hợp: Đôi khi các biện pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa trị có thể được kết hợp để điều trị tốt hơn một ung thư cụ thể.

Bệnh sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm, có tốc độ lây lan nhanh và cao. Do đó, mỗi người nên có ý thực trong việc xây dựng kiến thức về bệnh cũng như phòng tránh bệnh an toàn. Khi phát hiện ra bệnh cần tiến hành điều trị ngay và điều trị song hành cho người bệnh, để tránh tái nhiễm của nhau về sau. Nếu có bất cứ vấn đề gì hay muôn biết thêm thông tin gì? Hãy tới các trung tâm y tế để được các bác sĩ hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

Bệnh giang mai ở những giai đoạn ủ bệnh rất khó để phát hiện bệnh, trong khi đó thời gian ủ bệnh lại khá dài từ khoảng 1 – 3 tháng. Vì thế,...

Bệnh giang mai ở những giai đoạn ủ bệnh rất khó để phát hiện bệnh, trong khi đó thời gian ủ bệnh lại khá dài từ khoảng 1 – 3 tháng. Vì thế, khi quan hệ với người mắc nhiễm bệnh giang mai, hoặc nghi ngờ đối tác mắc bệnh thì nên thực hiện xét nghiệm giang mai, để sớm phát hiện và đưa ra phương hướng điều trị, tăng cơ hội thoát khỏi căn bệnh này. Những thông tin về các mục xét nghiệm bệnh giang mai dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn.
Khi nhắc tới bệnh giang mai, dường như ai cũng lo sợ - đây là nhóm bệnh xã hội nguy hiểm và có sức lây nhiễm cao, nhanh chóng ảnh hưởng rất lớn không chỉ những người bệnh mà đến cả cộng đồng, xã hội. Nguồn gốc của bệnh là do Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra. Chúng lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục, quan hệ không an toàn bằng bất cứ hình thức nào cũng có khả năng lây nhiễm rất cao. Một vài trường hợp khác có thể là do lây nhiễm từ mẹ sang con, không may tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với mầm bệnh.
Triệu chứng của giang mai rất đa dạng, sau thời gian ủ bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện những vết loét không đau tại bộ phận sinh dục nên dễ bỏ qua. Khi giang mai vào máu và lan tỏa sẽ có những tổn thương trên da. Càng ở giai đoạn cuối, giang mai sẽ càng đi sâu vào cơ thể và sẽ phá hủy cơ quan phủ tạng, hệ thần kinh, hệ xương khớp…
Bệnh giang mai cần những giải pháp xét nghiệm nào?
 Theo các bác sĩ bệnh xã hội cho biết, có hai trường hợp mọi người sẽ đến thực hiện xét nghiệm là lúc không có biểu hiện – tức người bệnh đang nghi ngờ mình quan hệ tình dục với người mắc nhiễm giang mai nên đi khám. Đối tượng thứ hai là xét nghiệm khi giang mai đã có biểu hiện – xét nghiệm lúc này để biết chắc chắn bệnh tình hơn.
Xét nghiệm giang mai khi chưa có biểu hiện hay trong giai đoạn sớm: Xét nghiệm bệnh giang mai tương đối phức tạp, không như các bệnh xã hội khác như bệnh lậu, sùi mào gà, chlamydia a… chỉ đơn gian lấy dịch mủ tìm virus, vi khuẩn và làm các xét nghiệm máu và nước tiểu thông thường. Vì khi bị nhiễm bệnh, cơ thể chưa tạo ra kháng thể mà xoắn khuẩn giang mai lại không thể nuôi cấy trong các môi trường nhân tạo và vì chưa có biểu hiện nên chưa thể lấy vết loét giang mai để soi tìm xoắn khuẩn.
Xét nghiệm giang mai khi có biểu hiện ra bệnh ngoài bao gồm rất nhiều biện pháp xét nghiệm như:


- Cách chẩn đoán tương đối chính xác là soi trên kính hiển vi bệnh phẩm lấy từ các vết loét giang mai hoặc lấy từ dịch âm đạo (ở phụ nữ), dịch niệu đạo (ở nam giới) để tìm xoắn khuẩn giang mai.
- Xét nghiệm phản ứng RPR và TPHA: Nếu kết quả RPR là âm tính (-) thì không bị giang mai, kết quả dương tính (+) thì có thể đã bị giang mai. Tuy nhiên, xét nghiệm nay không phải lúc nào cũng chính xác, nhiều trường hợp giang mai giai đoạn ủ bệnh và kín kết qủa RPR cho thấy là âm tính. Sau khi có kết quả RPR (+), thì sẽ tiếp tục làm xét nghiệm TPHA. Nếu kết quả là (+) thì khả năng cao là bị nhiễm giang mai. Đôi khi bác sĩ còn thực hiện thêm xét nghiệm Fluorescent Treponemal Antibody - Absorption (FTA-ABS) để sàng lọc, phân biệt bệnh giang mai với các nhiễm trùng khác.
Trường hợp giang mai thâm kinh thì phải thực hiện xét nghiệm RPR dịch não tủy.
Người bệnh phải theo dõi động thái diễn biến bệnh. Trong thời gian mang thai. Với phụ nữ mang thai, phải thực hiện xét nghiêm thường xuyên để kiểm tra giang mai lây nhiễm cho trẻ hay không?
Còn đối với trẻ sơ sinh được sinh ra từ người mẹ bị mắc nhiễm bệnh giang mai sẽ cũng sẽ thực hiện các xét nghiệm phản ứng RPR và TPHA. Có nhiều trường hợp được các bác sĩ can thiệp nên trong quá trình mang thai và sinh ra trẻ không bị mắc nhiễm giang mai bẩm sinh, trong trường hợp này cần phải thông báo sớm cho bác sĩ để có phương hướng phòng ngừa cho thai nhi. Lưu ý, đô khi xét nghiệp RPR ra kết quả dương tinh, nhưng chắc chắn rằng bé bị bệnh. Trừ khi chỉ số RPR cao hơn người mẹ hoặc cao hơn tới 4 lần thì có thể chắc chắn rằng, bé bị nhiễm giang mai. Lúc này hãy thực hiện điều trị sớm và ngay lập tức cho trẻ.

Trên đây là những thông tin về các biện pháp xét nghiệm bệnh giang mai. Vì là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có mức ảnh hưởng trên toàn xã hội. Do đó, khi có triệu chứng bất thường xảy ra hoặc nghi ngờ mắc nhiễm bệnh? Hãy tới các trung tâm, phòng khám bệnh xã hội gần nhất để thăm khám và chữa trị. Hãy nghe những lời khuyên và tư vấn của các bác sĩ để có các điều trị hiệu quả nhất.

Nhiều chị em có dấu hiện kinh nguyệt kéo dài lên tới 10 ngày, khiến chị em vô cung hoang mang và không biết có làm sao không? Theo các bác ...

Nhiều chị em có dấu hiện kinh nguyệt kéo dài lên tới 10 ngày, khiến chị em vô cung hoang mang và không biết có làm sao không? Theo các bác sĩ phụ khoa cho thấy, khả năng cao là dấu hiệu của rong kinh kéo dài. Hiện tượng rong kinh lại do rất nhiều yếu tố gây nên. Cùng tham khảo những thông tin sau đây để hiểu rõ hơn vấn đề kinh nguyệt kéo dài này, từ đó có phương hướng khắc phục sao cho phù hợp nhất.
Kinh nguyệt kéo dài 10 ngày là bị làm sao?
Theo các bác sĩ  phụ khoa cho biết, kinh nguyệt kéo dài lên tới 10 ngày là dấu hiệu của rong kinh.
Nguyên nhân của rong kinh có thể là do các yếu tố sau đây gây nên:
- Rong kinh do rối loạn nội tiết tố: Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ khá cao, ở những phụ nữ tuổi dậy thì, sau sinh, tiền mãn kinh rất dễ gặp phải tình trạng rong kinh – bởi nội tiết tố ở các giai đoạn này có sự biến đổi rất lớn; tăng và giảm cân đột ngột cũng khiến cho nội tiết tố bị thay đổi, rối loạn hoạt động nội tiết từ vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng… nói chung, nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp hoạt động của buồng trứng, mà buồng trứng gặp phải trục trặc thì rong kinh hoặc các bất thường ở kinh nguyệt chính là biểu hiện của nó.
- Do các tác động khách quan từ bên ngoài như: tâm sinh lý thay đổi, ngủ nghỉ và ăn uống không hợp lý, môi trường sống, sử dụng các chất gây kích thích, sử dụng thuốc tránh thai, sử dụng một số loại thuốc điều trị nào đó….
- Do mắc nhiễm một số bệnh lý nguy hiểm như tổn thương ở tử cung như: u xơ tử cung, polyp tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung…


Có thể thấy rong kinh là do rất nhiều yếu tố gây nên. Các bác sĩ phụ khoa cho biết, lượng kinh nguyệt kéo dài trên 10 ngày nếu không khắc phục kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Vì ra máu kéo dài khiến cơ thể mất một lượng máu lớn và thường gây ra các hiện tượng toàn thân như mệt mỏi, khó thở, choáng… Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến viêm viễm sinh dục: viêm âm đạo – âm hộ, viêm nhiễm ngược dòng lên buồng tử cung lan lên vòi trứng gây viêm nhiễm phần phụ, thậm chí nguy cơ gây vô sinh về sau. Kinh nguyệt kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, về tâm lý người phụ nữ sẽ luôn cảm thấy khó chịu, thậm chí sợ khi mỗi lần đến kỳ kinh.
Vì thế, khi có các dấu hiệu kinh nguyệt kéo dài hãy đi thăm khám để xác định nguyên nhân cụ thể, từ đó khắc phục bệnh hiệu quả và phù hợp nhất. Tránh để tình trạng bệnh kéo dài, gây ra những nguy hại không đáng có.
Trên đây là những thông tin giải đáp kinh nguyệt kéo dài 10 ngày là bị làm sao? Mong rằng, thông tin này sẽ giúp ích cho tất cả mọi người. Hãy liên hệ tới cơ sở y tế, phòng khám phụ khoa nếu có bất cứ băn khoăn hay vấn đề gì? Các bác sĩ sẽ hỗ trợ và tư vấn cụ thể.



Được tạo bởi Blogger.